Trang

Slider Code Enter Here

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Bé hay bị bệnh ngoài da nào khi trời nóng

Các bệnh ngoài da tuy không có nguy hiểm nghiêm trọng nhưng sẽ khiến bé cảm thấy bứt rứt, khó chịu và quấy khóc
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao,… bé dễ mắc các bệnh về da như tay chân miệng, rôm sảy, hăm, viêm da,… Ngoài bệnh tay chân miệng, những bệnh nói trên không quá nguy hiểm, nhưng bạn cũng nên chú ý để xử lý sớm tránh để bé gãi, gây nhiễm trùng, mất nhiều thời gian chữa trị và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bé.Một số bệnh về da thường gặp ở bé

Bé hay bị bệnh ngoài da nào khi trời nóng
Tay chân miệng:
Là một trong những bệnh rất nguy hiểm đối với bé. Ban đầu bé có biểu hiện sốt, sau đó, bé sẽ thấy đau miệng, xuất hiện những vết đỏ (nhưng không ngứa), phồng da ở bàn tay, bàn chân, có khi ở mông hoặc ở chân. Bệnh thường lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với đồ vật của người bệnh.
Bé dễ bị bệnh ngoài da nào vào mùa nắng nóng
Da bé sơ sinh thường nhạy cảm với thời tiết
Bệnh lác sữa:
Thường gặp ở các bé từ 3 tháng tuổi. Lác sữa thường tái đi tái lại nhiều lần đến khi bé khoảng 2 tuổi thì bệnh sẽ biến mất.
Rôm sảy:
Là loại bệnh về da rất phổ biến, nhất là ở những nơi nắng nóng. Bệnh sẽ nặng vào mùa hè oi bức vì bé ra mồ hôi nhiều, các tuyến mồ hôi bị chèn ép bít kín làm mồ hôi không thoát ra được. Bé thường bị rôm sảy ở lưng, gây ngứa ngáy, quấy khóc.
Mụn ngoài da:
Do tăng tiết mồ hôi ở môi trường nóng, ẩm hoặc do sốt. Bé có thể bị nổi ban kê, nhất là ban kê đỏ do các ống bài tiết mồ hôi bên trong bị bít kín. Bệnh gây ra mụn nước đỏ, cứng ở vùng trán, thân trên, vùng bị hăm gây ngứa từng cơn.
Bệnh chốc, lở:
Chốc lở cũng là một trong số các bệnh ngoài da hay gặp ở các bé. Bệnh có biểu hiện là các nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây lan.
Hăm da, viêm da:
Có triệu chứng đỏ da từ nhẹ đến nặng hơn là ngứa cơ thể, sưng và nổi mụn nước.
Ngoài những bệnh nói trên, bé cũng có thể mắc các bệnh khác vì da không được hoặc ít được vệ sinh sạch sẽ như:  lang ben, ghẻ, nhọt,… làm các bé khó chịu, quấy khóc, chán ăn hoặc bỏ ăn gây thiếu cân, suy dinh dưỡng. Vì vậy, việc phòng ngừa và chữa trị là hết sức quan trọng, đừng để bệnh quá nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Cách chăm sóc da cho bé

Khi tiết trời nắng nóng, các bậc phụ huynh chỉ nên tắm, gội cho bé để ngừa rôm sảy, tuyệt nhiên không nên lạm dụng nước hoa cho bé với mục đích làm giảm đi các mùi khác như mùi cơ thể bé chưa tắm, mùi ợ chua hoặc nôn thức ăn, sữa của bé.
Chọn thực phẩm dinh dưỡng khỏe cho làn da


Cách chăm sóc da cho bé
Để bé có được một làn da khỏe, săn chắc, ngoài việc cho trẻ một chế độ ăn phù hợp các bậc phụ huynh cần phải biết chọn những loại thực phẩm nào tốt và hợp cho sự tiêu hóa lẫn dinh dưỡng ở trẻ.
Những loại thực phẩm sau đây có khả năng cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, giúp trẻ có được làn da tươi sáng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:

  • Cháo sữa: Loại cháo bột được làm từ nhiều nguyên liệu như gạo, ngô, lúa mì hoặc bột yến mạch, cộng với sữa và đường. Đây là loại thực phẩm rắn rất tốt cho trẻ sơ sinh.
  • Bánh quy ăn dặm: là loại thức ăn rất tốt cho trẻ sơ sinh bởi loại thức ăn này không chứa chất tạo màu, có tinh chất nước hoa quả, lúa mạch, đặc biệt chứa nhiều Vitamin D,B, Canxi, khoáng chất và An toàn cho bé khi ăn, không sợ bị hóc vì bánh tự tan trong miệng bé.
  • Trái cây: Loại thực phẩm này rất tốt cho bé tiêu hóa. Với những loại quả này, các mẹ có thể chế biến ở dạng nước ép hoặc nạo nhuyễn để cho con ăn. Các mẹ có thể cho con ăn những loại trái cây có màu vàng và đỏ như đu đủ, chuối, cà chua, lê, dưa hấu…

Chọn và bảo quản khăn an toàn với bé yêu
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khăn để các chị em lựa chọn, tuy nhiên để bé yêu có được chiếc khăn tốt, an toàn cho sức khỏe, các bà mẹ nên chọn khăn theo những tiêu chí sau:
Khăn khi sờ bằng tay có thể cảm nhận được bề mặt mịn màng, mềm mại, và sau khi sử dụng không bị khô cứng, thô ráp, không gây trầy xước và tổn hại đến làn da của bé.
chon_quan_ao_tre_so_sinh
Chọn quần áo phù hợp cho bé


Cách chăm sóc da cho bé
Khi mua về phải giặt trước khi sử dụng cho bé. Khi giặt, nếu khăn bị ra màu, đổ lông tức là khăn không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, rất dễ gây kích ứng cho làn da trẻ.
Bên cạnh việc chọn khăn, thì khâu bảo quản khăn trong quá trình sử dụng cũng rất quan trọng. Do đó, không nên phơi khăn trong phòng tắm hoặc nơi ẩm ướt, ngâm khăn lâu trong nước xà phòng vì rất dễ làm khăn bị ẩm mốc, lão hóa sợi khăn và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt khăn cần được thay sau 3 tháng sử dụng.
Chọn dầu gội và sữa tắm phù hợp với da bé
Để đảm bảo an toàn cho da bé, trước khi quyết định chọn dòng sản phẩm gội đầu nào cho con trẻ, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ theo những gợi ý sau:
Tham vấn ý kiến của các bác sĩ hay những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc trẻ sơ sinh để lựa chọn đúng loại dầu gội, sữa tắm an toàn cho da con trẻ.
Nên chọn những loại dầu gội có các thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên và đây là loại dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh chứ không phải dành cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp.
Đặc biệt nên tìm mua những sản phẩm của các thương hiệu đáng tin cậy và đã được các tổ chức sức khỏe kiểm chứng và công nhận.
Theo các chuyên gia da liễu, thì những loại sữa tắm chứa 2 thành phần Acid lactic và Lactoserum có tác dụng giúp bé tránh được các bệnh về da như: rôm sảy, hăm kẽ, viêm da do tã lót, mụn nhọt. Đồng thời giúp da bé luôn mềm mại, mịn màng.
me_va_be_0
Sử dụng nước hoa đúng cách
Ngoài việc lựa chọn nước hoa dành riêng cho bé, thì khi sử dụng nước hoa cho bé, các bậc phụ huynh nên thoa lên quần áo, đặc biệt tránh thoa trực tiếp lên da.
Khi tiết trời nắng nóng, các bậc phụ huynh chỉ nên tắm, gội cho bé để ngừa rôm sảy, tuyệt nhiên không nên lạm dụng nước hoa cho bé với mục đích làm giảm đi các mùi khác như mùi cơ thể bé chưa tắm, mùi ợ chua hoặc nôn thức ăn, sữa của bé.
Chọn và cách bảo quản quần áo đúng quy chuẩn
Để chất liệu quần áo không gây hại cho da trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh nên chọn quần áo chuyên dụng với chất liệu 100% coton ở những nhãn hiệu uy tín, chất lượng.
Ngoài ra không nên giặt chung quần áo với người lớn, bởi loại vi khuẩn trên đồ dùng người lớn dễ truyền nhiễm sang quần áo của bé. Có thể những loại vi khuẩn đó không có khả năng gây hai tới người lớn, nhưng lại có khả năng đe dọa cho bé yêu vì sức đề kháng của bé còn kém.
Đặc biệt không dùng chất diệt côn trùng hoặc xịt nước hoa trong tủ quần áo của bé. Bởi thành phần chủ yếu của các loại thuốc này là naphthol sẽ bị quần áo hút và truyền qua da, thâm nhập vào đường máu, phá hoại hồng cầu dẫn đến thiếu máu gây nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Xem thêm : cách cho con bú đúng cách, phương pháp cho con bú đúng cách

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Ăn món đậm gia vị ảnh hưởng như thế nào khi cho con bú

Bắt đầu làm mẹ.ai cũng đều muốn dành cho con mình những điều tốt nhất từ khi sinh ra.  Cách cho con bú là một trong những điều đó, nhưng với những bà mẹ trẻ thường không có kinh nghiệm và chưa ý thức được sự quan trọng của sữa mẹ đối với dinh dưỡng và hệ miễn dịch của bé. Bài viết này chúng ta tìm hiểu ăn món ăn gia vị đậm ảnh hưởng như thế nào tới mẹ đang cho con bú.

Hãy chú ý xem bé thích và không thích loại thức ăn nào
Sự thật là thức ăn bạn nạp vào trong thai kì và giai đoạn tiết sữa sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của sữa, sức khỏe của bé. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng gây hại cho bé.
Khi nào không nên ăn món ăn nồng?
Cơ thể người là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều bộ phận, và mỗi cơ thể đều có sự khác nhau. Bạn nên kiểm tra xem bé hợp với loại thực phẩm nào và gắn bó với chúng suốt thời gian cho bé bú. Mẹ nên nạp cho mình nhiều rau xanh và trái cây tươi, chúng giúp sữa xủa bạn nhiều chất dinh dưỡng và tươi hơn. Hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp, có chứa chất phụ gia hay bảo quản.
Nếu gần đây bạn ăn nhiều thực phẩm đậm gia vị mà muốn kiểm tra sự thích ứng của bé nhà mình như thế nào,thì càn chú ý một số điều sau :

  • Bé hay gây gộ nhặng xị và khó chịu trong thời gian bú sữa mẹ.
  • Bé bắt đầu khóc khi bú sữa mẹ.
  • Bé vùng vẫy,không chịu ngậm vú.
Nếu bé yêu nhà bạn đặc biệt phản ứng với món ăn nào trong thời gian cho bú thì mẹ nên chú ý và hạn chế dùng thức ăn đó.

Mẹ ăn gia vị khi nào nên?
Có lẽ bạn không xa lạ gì với mùi vị cũng như đặc tính đào thải cholesterol ấn tượng của tỏi, nhưng hóa ra gia vị này còn có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ. Một nghiên cứu thực hiện trên những phụ nữ đang cho con bú cho thấy việc các bà mẹ ăn tỏi trong giai đoạn tiết sữa có thể thúc đẩy trẻ thèm ăn hơn.Khi sữa có mùi tỏi, bé có khuynh hướng bú mẹ lâu hơn.
Ở nhiều nước như Thái Lan, Mexico, Ấn Độ và Trung Quốc, gia vị và ớt là thành phần quen thuộc trong khâu chuẩn bị thức ăn hàng ngày, và các bà mẹ nơi đây thường không cần thay đổi chế độ ăn uống của mình trong thời kỳ cho con bú.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Nỗi khổ của phụ nữ sau sinh

Bên cạnh điều hạnh phúc vô bờ bến là bé yêu của bạn chào đời, thì người mẹ phải chịu biết bao nỗi khổ khó nói. Ngoài việc toàn thân chảy xệ, bụng ngấn mỡ, vùng kín khác thường, còn rất nhiều dấu hiệu khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo.

Phụ nữ sau sinh thường bị xồ ra
1.“Vùng kín” giãn đến mức không thể sử dụng tampon

Đối với nhiều người, cảnh tượng băng vệ sinh tampon rớt ra ngoài trong thời kỳ “đèn đỏ” thật sự khủng khiếp. Đáng sợ hơn, đây không phải hiện tượng hiếm thấy trong vài tháng đầu tiên có kinh nguyệt trở lại sau sinh em bé. “Đây chỉ là hệ quả của việc âm đạo bị kéo giãn sau khi sinh con”, Alyssa Dweck – bác sĩ phụ khoa ở New York (Mỹ) - cho hay. May mắn thay, hầu như kích thước “vùng kín” của phụ nữ nào đã trở về bình thường sau vài tháng.

2.Lúc nào cũng cảm thấy khó chịu và đau đớn

Đáy quần con của bạn sẽ ở trong tình trạng là một “mớ hỗn độn”. Phụ nữ sau sinh có thể sẽ cảm nhận được cảm giác sưng tấy, khô rát, cảm giác được cả vết khâu đang căng “như muốn bục chỉ” sau mỗi lần vận động dù đã cố gắng nhẹ nhàng. Có rất nhiều cách để giúp bạn giảm đau như vừa đi tiểu vừa dội nước, chườm đá, tắm trong thư thế đứng…

3.Dễ rò rỉ nước tiểu

Cơ sàn chậu bị căng và chùng đột ngột nên sau sinh sẽ bị đơ, khiến nhiều bà mẹ dễ đi tiểu mỗi lúc hắt hơi, ho, nâng tạ hoặc làm một số hoạt động gây áp lực lên vùng này. Theo thời gian, nếu áp dụng các bài tập thể dục như Kegel, yoga…, vấn đề này sẽ dứt điểm.
Có thể bạn chưa biết : tắm nắng đúng cách cho trẻ sơ sinh

4.Rụng tóc dữ dội

Do nồng độ hormone thay đổi thất thường sau sinh, nhiều bà mẹ phải đối phó với việc rụng tóc quá mức. Bác sĩ Dweck cho biết: “Hiện tượng này xảy ra vào khoảng tháng thứ 7 sau sinh và có thể khá tệ hại. Thông thường, việc rụng tóc chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó tóc sẽ mọc lại với số lượng ban đầu”.

5.Việc cho con bú gặp khó khăn

Việc cho con bú không hề dễ dàng như bạn tưởng, đặc biệt với những người làm mẹ lần đầu. Việc bế con đúng tư thế, cùng với việc ngậm, nắm bắt núm vú mẹ với bạn cũng sẽ rất gượng gạo khó khăn. Chưa kể, bạn sẽ phải đối diện với những sự cố như tắc tia sữa, đầu núm ti bị tụt, sữa chưa về gây đau đớn.
Tham khảo : lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh mùa hè, tư thế cho bé bú đúng cách

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh mùa hè

Tắm cho trẻ sơ sinh thế nào luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bà mẹ. Tuy đơn giản mà không hề dễ chút nào. Nếu tắm không đúng cách bé có thể bị dị ứng hoặc một số bệnh viêm nhiễm khác. Bài viết này chúng tôi giới thiệu tới chị em cách tắm cho bé vào mùa hè. Mong rằng khi đọc xong bài này chị em sẽ có phương pháp tốt nhất để tắm cho bé yêu nhà mình vào mùa hè.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn trong mùa hè

1.Thời điểm tắm cho bé

Mùa hè nhiệt độ cao nên mẹ có thể tắm cho bé hàng ngày. Tuy vậy vẫn nên lưu ý giờ tắm cho bé, 10-11h trưa và 3-4h chiều là hợp lí. Tắm cho bé trong phòng kín,hạn chế gió vào vì bé có thể bị lạnh.

2.Chuẩn bị

  • Chậu tăm
  • Khăn tắm
  • Khăn mặt
  • Chậu rửa mặt
  • Xà bông tắm
  • Sữa tắm và dầu gội
  • Tã lót
  • Quần áo khi bé tắm xong
3.Cách tắm


Bước 1: Đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để tránh cho bé bị trượt.
Bước 2: Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước lạnh vào sau.
Bước 3: Bắt đầu rửa mặt trước bằng cách lấy một miếng bong sạch lau từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bong làm sạch vành tai. Tuyệt đối không cho vào trong tai bé.
Bước 4: Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.
Bước 5: Vệ sinh phần bụng. Khi bé lớn dần lên, chân tay cũng to ra, vì vậy, chú ý làm sạch những nếp gấp. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng. Lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.
Bước 6: Gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu, sau đó, đặt bé vào khăn, quấn lại để giữ ấm cho bé. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay. 
Bước 7: Nhẹ nhàng thấm khô người bé. Lau khô kẽ ngón tay và chân

4.Lưu ý khi tắm 

Nếu bé chưa rụng rốn thì bạn nên dùng khăn ướt và lau các bộ phận đầu, chân,tay cho bé, tránh không được nước làm ướt rốn bé. Nếu bé đã cắt rốn bạn có thể xoa sữa tắm lên người bé và kì cọ nhẹ nhàng. Buổi chiều tầm 4h bạn nên cho trẻ ra ngoài tắm nắng, tắm nắng đúng cách cho trẻ sơ sinh, giúp bé tăng hệ miễn dịch và có khung xương chắc khỏe

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông

Do sức đề kháng chưa được hoàn thiện nên những bé sinh ra vào mùa đông thường mắc những bệnh như cảm lạnh, viêm phổi. Bảo vệ và chăm sóc con như thế nào trong mùa lạnh luôn là vấn đề nóng hổi được các mẹ bầu quan tâm. Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Mùa đông các mẹ phải chú ý giữ ấm cho trẻ
1.Vấn đề đầu tiên luôn là giữ ấm cho trẻ
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, việc giữ ấm rất quan trọng. Bởi khả năng điều hòa thân nhiệt các bé rất kém,các bé không thể tự tăng nhiệt để giữ ấm cho cơ thể. Hãy chú ý phần đầu bé,vì đây là phần dễ mất nhiệt nhất. Mẹ có thể mặc áo ấm.đeo bao tay,bao chân cho bé. Không nên mặc áo quá dày, bé có thể nóng và ra mồ hôi, nếu không được lau khô mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong khiến bé bị lạnh.
2.Giữ da bé luôn khô thoáng
Trong mùa đông, da trẻ thường rất khô. Để làn da bé không bị khô và phát ban, phải luôn giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ. Thay tã liên tục cho trẻ. Dùng phấn rôm trên bộ phận sinh dục và lưng để ngăn ngừa phát ban. Ngoài ra, quần áo ướt có thể gia tăng nguy cơ cảm lạnh và sốt.
3.Tắm cho bé như thế nào
Hãy dùng nước ấm cho bé,chuẩn bị quần áo khăn đầy đủ trước khi tắm. Chỉ nên tắm cho bé 5-7p và 1 đến 2 lần một tuần,chú ý đóng hết cửa sổ khi tắm cho bé nhé! Đặc biệt nên chú ý kỹ những vùng da có nhiều nếp gấp như phần cổ, nách, bẹn, mông của bé. Khi vệ sinh bộ phận sinh dục, nên vệ sinh từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn tấn công “vùng kín” của bé.
4.Dưỡng môi cho bé
Môi bị nứt nẻ và khô không chỉ là vấn đề của người lớn. Ngay cả trẻ sơ sinh và các em bé nhỏ cũng bị triệu chứng này. Chăm sóc làn da của bé trong mùa đông bằng cách giữ ấm và dưỡng ẩm. Dùng son dưỡng hoặc dầu trẻ em thoa lên môi để môi bé được mềm.
5.Tăng sức đề kháng cho bé
Có 2 cách tăng sức đề kháng cho bé 

  • Sữa mẹ tốt,chất lượng là nguồn dinh dưỡng đầu tiên giúp bé tăng sức đề kháng.Mẹ nên cho bé bú ít nhất 6 tháng đầu.Ngoài ra việc mẹ bế bé nhiều hơn cũng giúp bé sưởi ấm rất nhiều.
  • Cho bé tắm nắng,cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh rất quan trọng,nó giúp bé hấp thụ tốt hơn vitamin D hỗ trợ xương chắc khỏe.Mẹ nên cho bé tắm nắng lúc 4 hoặc 5h chiều.


Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Nguyên tắc vàng trong dinh dưỡng với bà bầu

  Dinh dưỡng cân đối và ăn uống điều độ hợp lí là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Những phụ nữ ăn tốt và tăng cân hợp lí sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Để giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn nguyên tắc vàng trong dinh dưỡng cho bà bầu, bài viết này chúng tôi sẽ mang tới những thông tin cụ thể chính xác nhất.
Có thể bạn nên biết :


Dinh dưỡng cần cho sự phát triển toàn diện của bé ngay từ khi trong bụng mẹ

1.Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

  Hầu như tất cả phụ nữ mang thai đều cần thêm chất đạm, vitamin, khoáng chất như axit folic và sắt, cùng nhiều calorie để cung cấp năng lượng. Nếu trước đây bạn duy trì một chế độ ăn nghèo nàn, nên chuyển ngay sang bữa ăn giàu dinh dưỡng. Đó là cách tốt nhất bạn có thể làm vì sức khỏe của con bạn.

  Tuy nhiên, ăn tốt hơn không có nghĩa là ăn nhiều. Nếu bắt đầu tăng cân, bạn không cần thêm calorie trong 3 tháng đầu. 3 tháng sau cần thêm khoảng 300 calories một ngày. Khoảng 450 calories một ngày cho 3 tháng cuối. Nếu bị dư cân hoặc nhẹ cân, bạn sẽ cần thêm hoặc ít hơn thế này. Bạn có thể cân đối dựa theo trọng lượng mong muốn.

2.Tránh ăn những thực phẩm có hại

  Khi mang thai bạn nên tránh ăn hải sản sống, sữa chưa tiệt trùng,phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng, đặc biệt là các loại hoa quả hay thức ăn sống, chưa qua chế biến.

  Đối với các thức uống có chứa caffein, bạn buộc phải cân nhắc để cắt hạn chế hoặc tạm ngưng các loại thức uống này. Đặc biệt, nếu gặp bất kỳ điều gì bất thường khi sử dụng những chất này trong ba tháng đầu tiên, bạn cần ngưng dùng ngay. Trong trường hợp thèm quá, bạn bắt buộc cố gắng hạn chế dần lượng sử dụng để tránh những tác dụng phụ như đau đầu. Caffein không chỉ có trong caffe mà nó còn tiềm ẩn trong trà, nước giải khát có ga và socola nữa, các loại nước ngọt, các mẹ cũng cần chú ý nha!

3.Không ăn kiêng khi mang thai

  Sai lầm lớn nhất của chị em phụ nữ là khi mang thai thấy mình tăng cân quá nhanh liền sử dụng các biện pháp giảm cân. Không được phép làm như vậy. Bạn nên có một chế độ ăn hợp lí và tăng ở mức cân theo lời khuyên các bác sĩ. Việc ăn kiêng se dẫn tới cơ thể không đủ dưỡng chất để cung cấp cho bé.

4.Ăn sau mỗi 4 tiếng

  Theo các nhà khoa học thì đó là thời gian hợp lí để cơ thể tiếp tục nạp năng lượng. Bạn nên nhớ bạn không chỉ ăn cho một người. Nếu buồn nôn hoặc không thích một loại thức ăn nào đó,bạn nên ăn vặt nhiều.Bạn có thể ăn 5,6 bữa một ngày,mỗi bữa chỉ 1/3 khẩu phần ăn,miễn sao bạn ăn được.

5.Các thực phẩm nên tránh khi mang thai:

  Hãy tránh xa các loại hải sản sống (chẳng hạn như món gỏi hàu hoặc sushi cuộn gỏi cá hồi), hoặc các loại phô mai mềm, pate, các loại thịt muối, không dùng nhiệt. Tất cả các loại thực phẩm kể trên đều có thể chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi.

  Một vài loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao, một kim loại được cho là gây hại cho não của thai nhi và trẻ nhỏ, như cá mập, cá kiếm, cá thu to, cá vược, cá sushi. Khi ăn cá thai phụ cần nhớ lựa chọn loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân thấp hoặc không chứa thủy ngân ( như cá chỉ vàng, cá trích, cá đuối, cá bơn, cá hồi, cá trê) để đảm bảo không đi ngược lại lợi ích của việc ăn cá. 300g/tuần, tương đương với 2 khẩu phần.

  Ngoài ra, các loại cốc-tai cũng nên tạm dừng. Uống rượu trong khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thể lực, trí tuệ và rối loạn cảm xúc ở trẻ nhỏ.

Sự quan trọng của canxi với mẹ bầu

  Bắt đầu bước đi trên con đường làm mẹ,hãy nhớ rắng tất cả những gì bạn làm không phải chỉ cho mình bạn nữa. Ăn, ngủ, nghỉ đều phải nghĩ đến con bạn. Tất cả các bà mẹ đều muốn con mình khỏe mạnh, thông minh, vậy chúng ta sẽ làm gì? Bài viết này chúng tôi giới thiệu các mẹ sự quan trọng của canxi trong thời kì mang thai để các bé sinh ra có một khung xưng rắn chắc nhất.
Xem thêm :

Sữa là thực phẩm cung cấp canxi tốt cho bà bầu

1.Sự quan trọng của canxi khi mang thai
  • Trong 3 tháng đầu : người mẹ cố gắng ăn uống tốt,đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Tháng 4-6 : Thời kì này tuổi thai sẽ tăng lên,sẽ cần nhiều năng lượng hơn.Canxi cần thiết cho sự phát triển xương,sọ não của bé.
  • Tháng 6-9 : Thời kì gần ngày sinh thai nhi sẽ phát triển to ra và đè vào bàng quang cùng các cơ quan khác trong cơ thể khiến người mẹ bị đầy bụng khó tiêu.Người mẹ cần tích lũy canxi hàm lượng cao đế cho con bú sau khi sinh.

2.Bổ sung canxi qua thực phẩm và sữa

  Canxi được xem là một trong những khoáng chất quan trọng cho mẹ bầu suốt thai kỳ, và trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai này, mẹ bầu nên bổ sung từ 1000 – 1200mg canxi mỗi ngày. Canxi không chỉ cần thiết cho sự phát triển xương và hàm răng của bào thai mà còn là nhân tố không thể thiếu trong việc duy trì sự ổn định nhịp tim và khả năng đông máu của thai nhi. Canxi cũng giúp cho việc điều hòa co cơ và dẫn truyền của thần kinh.

  Bổ sung canxi là việc ưu tiên hàng đầu và cần được tiến hành ngay từ khi mẹ mang thai và một chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lý sẽ giúp mẹ bầu bổ sung đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Các nguồn thực phẩm có hàm lượng canxi phong phú có thể kể đến như sữa, các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh, bông cải, đậu phụ, tôm, cá…

3.Lưu ý khi bổ sung canxi

  Vitamin D giúp cơ thể chuyển hóa canxi tốt hơn. Lưu ý việc nạp quá nhiều canxi vào cơ thể có thể dẫn đến một vài tác dụng phụ không mong muốn như táo bón. Trong mỗi thời điểm cơ thể chỉ có thể hấp thụ tối đa 500 mg canxi. Vì vậy, nếu cần uống bổ sung canxi liều cao, bầu nên chia nhỏ nhiều lần trong ngày.

Làm sao để giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh?

Hãy đừng chỉ cho bé yêu ăn mãi các loại thức ăn nhạt nhẽo nữa, và rất nhàm chán nữa.Nên tự làm thức ăn dặm cho bé yêu, nhưng nếu bạn mua thức ăn đóng hộp thì hãy nên kiểm tra bảng thành phần của nó trước: nên càng ít nguyên liệu thì sẽ tốt nhât. Bời vì tập cho bé ăn các loại rau củ đầy đủ.

Bé yêu nên ăn dặm mấy cữ một ngày?

Cho trẻ ăn dặm đúng cách thì trẻ chỉ nên ăn dặm một cữ một ngày thôi, và cho đến khoảng 5 đến 6 tháng thì sẽ tăng lên 2 cữ trong một ngày. Lúc đó  được 8 tháng bé có thể ăn ba cữ một ngày để có thế nạp đủ năng lượng. Mỗi ngày, thực đơn mỗi ngày của bé 8 tháng tuổi có thể bao gồm nhưng chất sau đây:
  • Ngoài ra có thể sử dụng sữa mẹ hoặc sữa bột được tăng cường sắt khác nữa.
  • Bột ngũ cốc được tăng cường sắt cho bé.
  • Những loại rau củ màu xanh đậm, vàng hoặc cam.
  • Cung cấp nhiều trái cây tươi.
  • Cần Một lượng protein nhỏ từ các loại thực phẩm bao gồm như thịt, cá, tôm.,,,


Điều nên biết khi con nhỏ ăn dặm mẹ có cần tới các dụng cụ đặc biệt ?

Lúc cho con ăn dặm, thì nên cho bé ngồi trên ghế cao được thiết kế dành riêng cho trẻ, và nên dùng muỗng nhựa để bảo vệ phần hương nhạy cảm của bé yêu, trong đó còn cần yếm che, cần có đĩa hoặc tô nhựa và một tấm lót trên sàn sẽ giúp cho hạn chế thức ăn vương vãi lên sàn nhà. Các mẹ cũng nên cho bé làm quen với uống  nước bằng ly khi mà bé bắt đầu ăn dặm trong những tháng đầu.
Nếu bạn tự chế biến thức ăn cho bé thì phải có công cụ để nghiền thức ăn như máy xay sinh tố hoặc máy nghiền thức ăn trẻ em. Bạn cũng cần dụng cụ đựng thức ăn để trữ trong tủ lạnh. Một số phụ huynh dùng khay làm đá hoặc các vật tương tự để trữ hoặc đông lạnh từng khẩu phần riêng biệt cho bé.

Khi mới bắt đầu ăn dặm thì nên cho bé ăn ở đâu là thích hợp nhất?

Cho bé ngồi ăn dặm ở một chỗ thật chắc chắn an toàn, cần sự ổn định vững trãi, và không thể thiếu sự thoải mái, cộng với đó ở độ cao thuận tiện nhất với bạn cho bé ăn tiện lợi. Lúc đầu có thể dùng ghế trong xe em bé, chỉ cần đảm bảo là bé ngồi thẳng để có thể nuốt thức ăn. Khi bé có thể tự ngồi, bạn nên dùng ghế cao ở gần bàn. Bé cũng có thể tham gia bữa cơm gia đình và bạn có thể vừa ăn vừa đút cho bé, như vậy cũng đỡ mất công dọn dẹp sau khi bé ăn.

Có điều bạn nên biết: 

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

6 tuyệt chiêu giúp bé thông minh từ trong bụng mẹ

  Khi bước chân vào quá trình làm mẹ,bạn hãy luôn đặt câu hỏi " làm thế nào tốt nhất cho con".Ngoài việc giúp con khỏe mạnh,dinh dưỡng,các mẹ cũng có thể giúp bé nhà mình thông minh hơn.Dưới đây là 6 tuyệt chiêu giúp bé thông minh từ trong bụng mẹ.
1. Hãy dùng đủ choline
  Choline đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành mã ngư – một phần của não trước, nằm trong thùy thái dương có liên quan đến hoạt động giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn.
  Trong thai kỳ, mẹ cần 450mg choline/ngày. Có rất nhiều thực phẩm giàu choline như trứng, thịt bò, sữa và các chế phẩm từ sữa, …
2. Nghe nhạc cho bé thông minh

Nghe nhạc giúp bé thông minh hơn
  Bà bầu nghe nhạc, thai nhi thông minh hơn là khái niệm không còn quá xa lạ với phần lớn các mẹ. Theo các chuyên gia, nghe nhạc khi mang thai không chỉ giúp mẹ và bé cùng thư giãn mà còn giúp kích thích sự phát triển não của thai nhi, giúp bé thông minh hơn. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, thay vì cho bé nghe nhạc, mẹ có thể hát cho bé nghe, vừa kích thích sự phát triển, vừa gia tăng tình cảm giữa mẹ và bé.
Tham khảo :

3. Hãy chăm sóc răng miệng
  Mẹ bị nha chu trong thai kỳ có thể làm tăng gấp 7 lần khả năng sinh non hoặc sinh bé nhẹ cân. Và con của những mẹ này thường có nguy cơ chậm phát triển cao hơn các bé khác.
  Triệu chứng viêm nứu kích thích cơ thể tiết ra acid béo không bão hòa, có khả năng kích thích quá trình sinh nở. Và cách duy nhất để phòng tránh là sử dụng chỉ nha khoa và khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
4. Đọc sách khi mang thai

Đọc sách kích thích thính giác của bé
  Đọc sách trước khi đi ngủ không chỉ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn mà còn giúp thai nhi phát triển khả năng ngôn ngữ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Giống như hát cho bé nghe hay cùng bé nghe nhạc, đọc sách và nói chuyện với thai nhi cũng có tác dụng kích thích khả năng thích giác của thai nhi. Đồng thời, tăng cường sự kết nối giữa mẹ và con.
5. Hãy cho bé bú sữa mẹ
  Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng, chỉ số IQ của các bé được bú sữa mẹ thường cao hơn các bé bú sữa công thức. Thời gian nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu thì lợi ích càng nhiều.
6. Hãy tránh xa trầm cảm sau sinh
  Những bé có mẹ bị trầm cảm trong 3 năm đầu đời thường có sự phát triển về ngôn từ chậm hơn với những bé có bố mẹ không bị stress.
  Vì thế, trong suốt thai kỳ và sau sinh, nếu mẹ có những triệu chứng của stress như: mất ngủ, kém tập trung, chán nản … thì hãy gặp bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất mẹ nhé.

Những thắc mấc thường gặp khí cho con ăn dặm

Những thắc mặc cần lời giải khi cho con ăn dặm
Cho con ăn dặm

Cách cho bé tập ăn dặm kiểu Nhật có ưu điểm gì?


  • Chắc hẳn đây là câu hỏi của rất nhiều các mẹ khi thấy dân tình xôn xao về ăn dặm kiểu Nhật như thế nào là tốt: VỚI phương pháp hiểu quả này có gì hay mà được nhiều người ca ngợi đển như vậy và  đến thế sao? 
  • Đến với mục đích của ăn dặm kiểu Nhật là nhằm để kích thích được sự phát triển tối đa vị giác cũng như thói quen ăn uống tốt chứ không chú trọng đến như thế nào với lượng thức ăn mới. 
  • Kết luận rằng nếu áp dụng thành công tốt nhất, thì con có thể không béo tròn mũm mĩm, và tăng cân vùn vụt nhanh chóng được nhưng sẽ chắc chắn là rất chắc khỏe mạnh, và có thể  tự ăn mà không cần đến sự giúp đỡ từ bố mẹ đút hoặc có thể là phải ẵm đi rong khắp nơi khắp trốn, hàng xóm mà quan trọng nhất là bé cảm thấy thích thú với chuyện ăn uống.
Cho con ăn dặm


Khi nào nên cho con ăn dặm kiểu của người Nhật?

  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trên thế giới, thì việc trẻ sơ sinh được cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bắt đầu từ tháng thứ 6 đến các tháng tiếp theo, thì mẹ của bé hãy bắt đầu giới thiệu các món mới ăn dặm cho bé yêu
  • Mặc dù là vậy thì mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển khác nhau nên mẹ cần dựa vào các biểu hiện muốn ăn của bé như chóp chép miệng và đùn lưỡi ra vào nhiều khi thấy người lớn ăn thay vì chỉ dựa vào tháng tuổi. 
  • Với bé thì cơ thể chưa  thật sự cần đủ dinh dưỡng thông qua ăn dặm ở khoảng 6 tháng tuổi đầu đời, cho nên là mục đích của việc ăn dặm giai đoạn này là để tập cho trẻ làm quen với thức ăn đặc biệt mới và  bên cạnh sữa và hình thành ý thức trong chuyện ăn uống như thế nào?



Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

6 cách đánh tan bệnh đau lưng khi mang thai

  Khi nói đến chị em phụ nữ mang thai ta thường nghĩ ngay đến triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên có một triệu chứng khác khá phổ biến mà đến 80% chị em phụ nữ mắc phải trong khoảng thời gian nhất định khi mang thai đó là đau lưng. Tình trạng này sẽ thuyên giảm sau khi sinh em bé. Song vẫn có những biện pháp giúp mẹ giảm đau đớn. Bìa viết này chúng tôi giới thiệu 6 cách đánh tan bệnh đau lưng cho mẹ khi mang thai.


Sau khi sinh bệnh đau lưng sẽ hết nên mẹ bầu không phải lo lắng quá!

1.chú ý tư thế

  • Trong khi ngồi không khom lưng, giữ vai và cột sống thẳng. Bàn chân đặt chắc chắn trên mặt đất.giữ hông và phần lưng dưới của bạn chạm vào lưng ghế. Đầu gối vuông góc 90 độ, song song chân ghế. Không nên ngồi quá lâu ở một vị trí,nên đứng lên và đi dạo nhiều hơn.
  • Khi đứng, hãy tưởng tượng rằng bạn được đo chiều cao, tức là đứng thẳng người khi chạm vào tường, lưng và đầu thẳng nhau. Căng cơ hông và cơ bụng cũng giúp bạn thoải mái hơn. Tuy nhiên không nên đứng nhiều trong tư thế này. 
  • Khi nằm, hầu hết phụ nữ đều nghĩ nằm xuống sẽ giúp họ bớt đau hơn nhưng trên thực tế nếu nằm sai tư thế còn có thể nguy hiểm hơn. Khi bụng bắt đầu to ra bạn nên nằm nghiêng về bên tay trái để tử cung không gây áp lực nên các tĩnh mạch. Sử dụng một chiếc gối và kê nó dưới bụng bạn.
2.Tránh các hoạt động mạnh


Yoga rất có lợi cho sức khỏe bà bầu
  Để đảm bảo sức khỏe tốt trong quá trình mang thai, bạn nên chọn những bài tập phù hợp. Những bài tập tốt cho tim mạch như đi bộ, yoga,các bài tập tăng sức đề kháng sẽ hỗ trợ tốt cho các nhóm cơ bắp, giảm thiểu tối đa các cơn đau và giúp quá trình sinh nở của bạn dễ dàng hơn.
3.giữ ấm bụng giúp giảm đau lưng
  Đây là biện pháp hiệu quả có tác dụng ngay lập tức. Có thể làm ấm bụng bằng cách xoa nước ấm hoặc nhờ người thân chà xát.
4.Tránh tăng cân quá mức
  Trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh sẽ gây áp lực lên các đốt sống. Vì vậy bạn nên cân đối ăn uống một cách hợp lí và khoa học.
5.Mặc đồ và mang các loại giày dép phù hợp
  Mẹ bầu nên mặc những bộ quần áo thiết kế đặc biệt cho người mang bầu,có đai lưng thấp. Lựa chọn giày dép cũng rất quan trọng,khi mang thai chân bạn sẽ tăng lên, vì vậy hãy chọn những dôi dép, giày phù hợp,không nên đi giày cao gót.
6.Sử dụng đai hỗ trợ
  Những chiếc băng dày, co giãn đeo quanh hông và dưới bụng và hỗ trợ các cơ bụng lỏng lẻo. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải đứng một thời gian dài, đeo đai hỗ trợ đặc biệt hữu ích trong việc giúp cải thiện tư thế và giảm áp lực cho vùng lưng dưới. Một số phụ nữ cho biết họ thậm chí không thể đi lại nếu thiếu nó!
Tham khảo thêm :



Chú ý khi sử dụng phấn rôm cho bé

Phấn rôm là sản phẩm các mẹ hay sử dụng cho bé.Phấn rôm có khả năng thấm hút cao,có thể trị được rôm và ngăn ngừa hăm tả ở trẻ em.Tuy nhiên việc các mẹ quá lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé.Bài viết sau đây là một vài chú ý khi sử dụng phấn rôm cho bé,các mẹ nên tham khảo.

Hãy chú ý cách sử dụng phấn rôm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé
1.Có nên sử dụng phấn rôm cho trẻ
Đa số phấn rôm trên thị trường hiện nay đều được kiểm duyệt an toàn bởi FDA.Tuy nhiên trước khi dùng các mẹ vẫn nên đọc kĩ hướng dẫn để tránh các trường hợp dị ứng cho bé.Hơn nữa nguy cơ bé hít phải phấn rôm khá nguy hiểm.Theo thời gian,lượng phấn rôm có thể làm tổn thương phổi và hệ hô hấp của bé.
2.Chú ý khi sử dụng phấn rôm cho bé
  • Khi thay tã cho bé,nên để xa tầm tay trẻ,tránh để bé nghịch,chơi với chai đựng phấn.
  • Không nên để phấn tiếp xúc trực tiếp với da bé,thay vào đó mẹ nên đổ ra tay mình,xoa đều rồi hãng xoa cho bé.
  • Không nên mở quạt hay mở sửa sổ khi xoa phấn cho bé.
  • Những vùng da như cổ,lách không nên sử dụng quá nhiều,vì dễ gây kích ứng da.
  • Ngưng sử dụng nếu thấy bé có những triệu chứng dị ứng.
3.Một số tác hại khi sử dụng phấn rôm sai cách
  1. Ảnh hưởng đến hô hấp của bé : Trẻ sơ sinh hít phải khói bụi phấn nhiều có thể ho,hắt hơi,sổ mũi,lâu dần sẽ dẫn đến những bệnh nghiêm trọng hơn về phổi.
  2. Có khả năng gây ung thư : Người ta đã chứng minh được rằng bột talc trong phấn rôm có khả năng gây ra các khối u ác tính trong phổi người.
  3. Không nên sử dụng phấn rôm cho bé gái : Đối với bé gái sử dụng phấn rôm trong thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng cao gấp 4 lần với các bé gái không sử dụng.
Với bài viết chú ý khi sử dụng phấn rôm cho bé trên đây hy vọng sẽ giúp cho các mẹ biết cách sử dụng phấn rôm cho trẻ một cách an toàn tốt nhất. Nếu da của trẻ dễ bị dị ứng thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ hạnh phúc!
Xem thêm :



Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

2 vấn để cần biết để cho trẻ ăn dặm

Cho trẻ ăn dặm như thế nào sẽ được làm rõ ở 2 vấn đề sau.

Các bậc làm cha mẹ có thể chưa bắt đầu biết cách cho trẻ ăn dặm như thế nào và bắt đầu với một lượng nhỏ cố định trong sữa cho bé bú và bắt đầu tăng dần để bé điều chỉnh thích ứng với loại thức ăn mới này.




1/ Vấn đề 1: Khi nào mà mẹ hãy nên giới thiệu thức ăn mới cho bé?


  • Các mẹ hãy giới thiệu đến bé thức ăn dặm mới khi mà bé đã ít quấy và mẹ của bé đang thấy thoải mái hơn nhiều. Việc đó có thể xảy ra là giữa ngày hoặc sau khi bé vừa ngủ sáng dậy xong. Trong khi bé yêu không quá mệt hoặc có thể đang buồn ngủ, thì khả năng bé có thể là “cự tuyệt” thức ăn nói chung ít hơn nhiều, vì vậy cũng như thức ăn mới nói riêng.
  •  Mẹ cũng cần giảm thiểu sự sao lãng của bé nữa. Để bắt đầu, mẹ nên cho bé ăn nửa muỗng vì phần lớn thức ăn cũng rơi ra khỏi miệng bé trong quá trình bé ăn. Hãy để cho con bạn có thời gian học phản xạ mới của việc ăn bằng muỗng.


2/ Vấn đề 2: Mẹ sẽ làm khi khi bé từ chối thức ăn dặm?


  • Việc tập cho bé ăn dặm có thể mất đến vài ngày cũng có thể rời vào khoảng vài tuần làm quen trước khi bé yêu có thể bắt đầu quen với việc ăn dặm từ tô, chén, bát. Nhưng một số bé đã mất nhiều thời gian hơn để có thể điều chỉnh việc sinh hoạt, đặc biệt là ăn uống, nhưng chủ yếu là do việc ăn từ muỗng, hay nhai và nuốt. Vì vậy mà MarryBaby đã từng nói, việc cho bé ăn dặm như thế nào đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhẫn nại và  rất lớn của bậc làm cha làm mẹ, do vậy mà hãy không nên chán nản mà từ bỏ cuộc mà hãy thử lại cố gắng  vào ngày khác để bé yêu có một tương lai tươi sáng hơn.
  •  Vấn đề chính ở đây mà muốn nhác đến đó là các mẹ hãy cần phải hết sức thoải mái và có sự chuẩn bị hết sức là sẵn sàng để bé yêu của bạn điều chỉnh sự thay đổi trong giai đoạn này. Nhưng mà ngoài ra thì đôi lúc bé yêu có thể thích món gì đó khác món cháo ăn dặm nhàm chán dành cho bé, nên hãy nhớ rằng các mẹ có thể thử thay thế  bằng trái cây cũng có thể là hoặc rau củ quả xay nhỏ vào bữa ăn dặm của bé.

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

Bí quyết giúp trẻ tự tin trong giao tiếp

Đối với nhiều đứa trẻ nhút nhát, việc bạn nói bé “nhút nhát”, hay “lo lắng” hay “không dám” làm gì đó, chỉ khiến bé thêm mất tự tin. Vậy bạn sẽ làm gì để giúp trẻ tự tin mạnh dạn hơn? Dưới đây là một số cách hay dạy bé cách tự tin mạnh dạn trước đám đông.
Xem thêm :


Hãy khuyến khích trẻ tự đưa ra quyết định 
1. Những lời cổ vũ
  "Con giỏi lắm", "Con cố lên", "Con làm được mà" là những lời khích lệ có giá trị lớn với bé.
Tuy nhiên, mọi sự khen gợi nên có chừng mực và giới hạn trong khả năng cho phép của bé. Bạn không nên nâng bé lên quá cao so với thực tế. Thay vì ca tụng bức tranh của bé, bạn nên chỉ cho bé biết cách phối hợp màu sắc để tác phẩm hoàn thiện hơn.
2.Để bé chơi với những trẻ khác
   Khi ở nhà, bé thường chỉ được giao tiếp với người lớn. Bạn có thể đưa trẻ đi mẫu giáo, hay đến các sân chơi dành cho trẻ em. Một điều rất đặc biệt, là trẻ thường ít cảm thấy dễ dàng để nói chuyện, để chơi hay kết thân với những bạn nhỏ tầm tuổi của mình. Vì thế, nếu bạn không có nhiều thời gian và điều kiện để đưa trẻ đến sân chơi cho bé, bạn cũng có thể mời bạn bè của bé hoặc đưa bé sang chơi cùng trẻ em hàng xóm. Điều này rất tốt cho trẻ, giúp trẻ không còn cảm thấy nhút nhát hay sợ sệt nữa.
3. Giúp con bạn đặt những mục tiêu thực tế
  Khi con bạn bắt đầu chơi bóng, ước mơ ban đầu sẽ là có mặt trong đội tuyển Olympic. Thế nhưng, khi ngay cả có chân trong đội bóng của lớp cũng không được, khi đó bạn cần hướng cho con đến những mục tiêu thực tế hơn. Hãy đặt ra những mục tiêu thực tế để con bạn tránh cảm giác là người thất bại.
4. Cho phép bé tự ra quyết định
  Nếu bé thường xuyên được đặt vào tình thế phải lựa chọn, bé sẽ tự tin hơn với kết luận cuối cùng của mình. Mỗi trường hợp cụ thể, bạn nên đưa ra 2-3 gợi ý và để bé chọn; chẳng hạn, thay vì hỏi: “Con muốn ăn gì cho bữa tối”, bạn có thể nói: “Con muốn ăn canh xương, thịt bò xào hay là cá rán trong bữa tối?”.
5. Xây dựng các mối quan hệ
  Tự tin trong các mối quan hệ cũng là chìa khóa để xây dựng sự tự tin của con bạn. Mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất chính là lòng yêu thương giữa cha mẹ và con cái. Nhưng khi các mối giao tiếp của con bạn mở rộng hơn, bạn cần giúp con bạn hiểu rằng hành động của chúng sẽ ảnh hưởng đến người khác ra sao, và cũng giúp con bạn giữ sự tự tin khi người khác tác động đến chúng. Là cha mẹ, bạn không nên xử lý mọi tình huống cho con, mà là dạy con bạn sự sẻ chia, lòng tốt bụng và sự tự tin để ứng xử với những thăng trầm trong các mối quan hệ.

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Những vấn đề gặp phải khi cho con bú

Cho con bú thực sự không phải chuyện dễ dàng đối với các bà mẹ, đặc biệt với những người lần đầu tiên làm mẹ. Hãy làm cho việc cho con bú trở nên dễ dàng và trở thành những khoảnh khắc thú vị bằng cách trang bị cho mình những kiến thúc cần thiết.
Tham khảo :


Bé bú tốt khi sữa ra đều và mẹ không thấy khó chịu
1.Ngực bị căng sữa
Căng sữa là hiện tượng bình thường sau sinh vài tuần. Nguyên nhân phổ biến là cơ thê sản xuất một lượng sữa lớn tới vùng ngực, nhưng em bé không bú hết hoặc không ti thường xuyên. Điều này khiến ngực bàn ứ đọng một lượng lớn sữa, ngực trở nên đau cứng không thoải mái.
Cách giải quyết 
Dùng tay xoa nhẹ làm bầu vú thư giãn lưu thông tốt, sữa chảy ra êm ái không làm bé khó chịu. Cho bé bú thường xuyên 8 đến 12 lần một ngày với cả 2 bầu ngực. Đừng bở cỡ bú nào của con. Hãy đảm bảo rằng con bạn nằm bú ở vị trí chính xác,ngậm núm vú đúng cách và giúp bạn tiết được hết sữa.
Vắt sữa ra giữa mỗi cữ bú. Tắm nước ấm hoặc đặt một miếng gạc ấm lên ngực để kích thích dòng chảy sữa. Gạc nóng sẽ làm tăng lưu lượng máu đến ngực khiến việc căng tức sữa trầm trọng hơn. Vì vậy bạn có thể thay một gạc lạnh giữa những lần bú.
2.Núm vú phẳng hoặc lõm
Người mẹ có thể kiểm tra xem xem núm vú mình bị phẳng hoặc nõm bằng cách dùng ngón trỏ hoặc ngón cái nhẹ nhàng nắm lấy đầu vú, nếu nó không vươn ra như bình thường thì người mẹ có thể gặp khó khăn trong việc cho con bú.
Cách giải quyết 
Sử dụng ốm bơm trước khi đặt núm vú vào miệng bé hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như tạo hình dáng vú. Trước khi sử dụng biện pháp nào hãy đến bác sĩ và tham khảo ý kiến của họ.
3.Bị tắc nghẽn ống dẫn sữa
Đây là vấn đề khá phổ biến khi các bà mẹ cho con bú. Nguyên nhân là do người mẹ mặc áo nịt ngực vào quá chật khiến núm vú thụt vào trong. Dấu hiệu nhận biết vấn đề này là ngực có khối ú cứng ,đau nhức,t hậm chí đỏ lên không rõ nguyên nhân.
Cách giải quyết
  • Bạn có thể mat xa kích thích cho bầu sữa ở ngực. Tắc sữa không gây hại cho bé nhưng sẽ khiến mẹ khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. 
  • Cho bé bú thường xuyên để ngăn đọng sữa.
  • Hãy thử nhiều vị trí cho bé bú xem vị trí nào dòng chảy sữa nhiều và ổn định nhất.
4.Nứt đầu vú

Nứt đầu vú có thể do : viêm núm vú, cho bé bú không dúng cách. Hiện tượng sưng,nứt hay chảy máu ở đầu vú có thể diễn ra trong suốt tuần đầu tiên. Mặc dù không có tác động tiêu cực nhưng người mẹ sẽ cực kì đau đớn.
Cách giải quyết
Kiểm tra lại vị trí đặt núm vú trong miệng bé xem chính xác hay chưa,nên chia nhỏ số lần cho bé bú. Khi bé càng có nhu cầu bú thì vú càng mềm mại hơn. Không nê sử dụng các loại thuốc làm mềm vú khi chưa được lời khuyên từ bác sĩ.

 
ghế sofa nỉ | sofa nỉ |