Trang

Slider Code Enter Here

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Bé hay bị bệnh ngoài da nào khi trời nóng

Các bệnh ngoài da tuy không có nguy hiểm nghiêm trọng nhưng sẽ khiến bé cảm thấy bứt rứt, khó chịu và quấy khóc
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao,… bé dễ mắc các bệnh về da như tay chân miệng, rôm sảy, hăm, viêm da,… Ngoài bệnh tay chân miệng, những bệnh nói trên không quá nguy hiểm, nhưng bạn cũng nên chú ý để xử lý sớm tránh để bé gãi, gây nhiễm trùng, mất nhiều thời gian chữa trị và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bé.Một số bệnh về da thường gặp ở bé

Bé hay bị bệnh ngoài da nào khi trời nóng
Tay chân miệng:
Là một trong những bệnh rất nguy hiểm đối với bé. Ban đầu bé có biểu hiện sốt, sau đó, bé sẽ thấy đau miệng, xuất hiện những vết đỏ (nhưng không ngứa), phồng da ở bàn tay, bàn chân, có khi ở mông hoặc ở chân. Bệnh thường lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với đồ vật của người bệnh.
Bé dễ bị bệnh ngoài da nào vào mùa nắng nóng
Da bé sơ sinh thường nhạy cảm với thời tiết
Bệnh lác sữa:
Thường gặp ở các bé từ 3 tháng tuổi. Lác sữa thường tái đi tái lại nhiều lần đến khi bé khoảng 2 tuổi thì bệnh sẽ biến mất.
Rôm sảy:
Là loại bệnh về da rất phổ biến, nhất là ở những nơi nắng nóng. Bệnh sẽ nặng vào mùa hè oi bức vì bé ra mồ hôi nhiều, các tuyến mồ hôi bị chèn ép bít kín làm mồ hôi không thoát ra được. Bé thường bị rôm sảy ở lưng, gây ngứa ngáy, quấy khóc.
Mụn ngoài da:
Do tăng tiết mồ hôi ở môi trường nóng, ẩm hoặc do sốt. Bé có thể bị nổi ban kê, nhất là ban kê đỏ do các ống bài tiết mồ hôi bên trong bị bít kín. Bệnh gây ra mụn nước đỏ, cứng ở vùng trán, thân trên, vùng bị hăm gây ngứa từng cơn.
Bệnh chốc, lở:
Chốc lở cũng là một trong số các bệnh ngoài da hay gặp ở các bé. Bệnh có biểu hiện là các nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây lan.
Hăm da, viêm da:
Có triệu chứng đỏ da từ nhẹ đến nặng hơn là ngứa cơ thể, sưng và nổi mụn nước.
Ngoài những bệnh nói trên, bé cũng có thể mắc các bệnh khác vì da không được hoặc ít được vệ sinh sạch sẽ như:  lang ben, ghẻ, nhọt,… làm các bé khó chịu, quấy khóc, chán ăn hoặc bỏ ăn gây thiếu cân, suy dinh dưỡng. Vì vậy, việc phòng ngừa và chữa trị là hết sức quan trọng, đừng để bệnh quá nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Cách chăm sóc da cho bé

Khi tiết trời nắng nóng, các bậc phụ huynh chỉ nên tắm, gội cho bé để ngừa rôm sảy, tuyệt nhiên không nên lạm dụng nước hoa cho bé với mục đích làm giảm đi các mùi khác như mùi cơ thể bé chưa tắm, mùi ợ chua hoặc nôn thức ăn, sữa của bé.
Chọn thực phẩm dinh dưỡng khỏe cho làn da


Cách chăm sóc da cho bé
Để bé có được một làn da khỏe, săn chắc, ngoài việc cho trẻ một chế độ ăn phù hợp các bậc phụ huynh cần phải biết chọn những loại thực phẩm nào tốt và hợp cho sự tiêu hóa lẫn dinh dưỡng ở trẻ.
Những loại thực phẩm sau đây có khả năng cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, giúp trẻ có được làn da tươi sáng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:

  • Cháo sữa: Loại cháo bột được làm từ nhiều nguyên liệu như gạo, ngô, lúa mì hoặc bột yến mạch, cộng với sữa và đường. Đây là loại thực phẩm rắn rất tốt cho trẻ sơ sinh.
  • Bánh quy ăn dặm: là loại thức ăn rất tốt cho trẻ sơ sinh bởi loại thức ăn này không chứa chất tạo màu, có tinh chất nước hoa quả, lúa mạch, đặc biệt chứa nhiều Vitamin D,B, Canxi, khoáng chất và An toàn cho bé khi ăn, không sợ bị hóc vì bánh tự tan trong miệng bé.
  • Trái cây: Loại thực phẩm này rất tốt cho bé tiêu hóa. Với những loại quả này, các mẹ có thể chế biến ở dạng nước ép hoặc nạo nhuyễn để cho con ăn. Các mẹ có thể cho con ăn những loại trái cây có màu vàng và đỏ như đu đủ, chuối, cà chua, lê, dưa hấu…

Chọn và bảo quản khăn an toàn với bé yêu
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khăn để các chị em lựa chọn, tuy nhiên để bé yêu có được chiếc khăn tốt, an toàn cho sức khỏe, các bà mẹ nên chọn khăn theo những tiêu chí sau:
Khăn khi sờ bằng tay có thể cảm nhận được bề mặt mịn màng, mềm mại, và sau khi sử dụng không bị khô cứng, thô ráp, không gây trầy xước và tổn hại đến làn da của bé.
chon_quan_ao_tre_so_sinh
Chọn quần áo phù hợp cho bé


Cách chăm sóc da cho bé
Khi mua về phải giặt trước khi sử dụng cho bé. Khi giặt, nếu khăn bị ra màu, đổ lông tức là khăn không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, rất dễ gây kích ứng cho làn da trẻ.
Bên cạnh việc chọn khăn, thì khâu bảo quản khăn trong quá trình sử dụng cũng rất quan trọng. Do đó, không nên phơi khăn trong phòng tắm hoặc nơi ẩm ướt, ngâm khăn lâu trong nước xà phòng vì rất dễ làm khăn bị ẩm mốc, lão hóa sợi khăn và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt khăn cần được thay sau 3 tháng sử dụng.
Chọn dầu gội và sữa tắm phù hợp với da bé
Để đảm bảo an toàn cho da bé, trước khi quyết định chọn dòng sản phẩm gội đầu nào cho con trẻ, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ theo những gợi ý sau:
Tham vấn ý kiến của các bác sĩ hay những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc trẻ sơ sinh để lựa chọn đúng loại dầu gội, sữa tắm an toàn cho da con trẻ.
Nên chọn những loại dầu gội có các thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên và đây là loại dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh chứ không phải dành cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp.
Đặc biệt nên tìm mua những sản phẩm của các thương hiệu đáng tin cậy và đã được các tổ chức sức khỏe kiểm chứng và công nhận.
Theo các chuyên gia da liễu, thì những loại sữa tắm chứa 2 thành phần Acid lactic và Lactoserum có tác dụng giúp bé tránh được các bệnh về da như: rôm sảy, hăm kẽ, viêm da do tã lót, mụn nhọt. Đồng thời giúp da bé luôn mềm mại, mịn màng.
me_va_be_0
Sử dụng nước hoa đúng cách
Ngoài việc lựa chọn nước hoa dành riêng cho bé, thì khi sử dụng nước hoa cho bé, các bậc phụ huynh nên thoa lên quần áo, đặc biệt tránh thoa trực tiếp lên da.
Khi tiết trời nắng nóng, các bậc phụ huynh chỉ nên tắm, gội cho bé để ngừa rôm sảy, tuyệt nhiên không nên lạm dụng nước hoa cho bé với mục đích làm giảm đi các mùi khác như mùi cơ thể bé chưa tắm, mùi ợ chua hoặc nôn thức ăn, sữa của bé.
Chọn và cách bảo quản quần áo đúng quy chuẩn
Để chất liệu quần áo không gây hại cho da trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh nên chọn quần áo chuyên dụng với chất liệu 100% coton ở những nhãn hiệu uy tín, chất lượng.
Ngoài ra không nên giặt chung quần áo với người lớn, bởi loại vi khuẩn trên đồ dùng người lớn dễ truyền nhiễm sang quần áo của bé. Có thể những loại vi khuẩn đó không có khả năng gây hai tới người lớn, nhưng lại có khả năng đe dọa cho bé yêu vì sức đề kháng của bé còn kém.
Đặc biệt không dùng chất diệt côn trùng hoặc xịt nước hoa trong tủ quần áo của bé. Bởi thành phần chủ yếu của các loại thuốc này là naphthol sẽ bị quần áo hút và truyền qua da, thâm nhập vào đường máu, phá hoại hồng cầu dẫn đến thiếu máu gây nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Xem thêm : cách cho con bú đúng cách, phương pháp cho con bú đúng cách

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Ăn món đậm gia vị ảnh hưởng như thế nào khi cho con bú

Bắt đầu làm mẹ.ai cũng đều muốn dành cho con mình những điều tốt nhất từ khi sinh ra.  Cách cho con bú là một trong những điều đó, nhưng với những bà mẹ trẻ thường không có kinh nghiệm và chưa ý thức được sự quan trọng của sữa mẹ đối với dinh dưỡng và hệ miễn dịch của bé. Bài viết này chúng ta tìm hiểu ăn món ăn gia vị đậm ảnh hưởng như thế nào tới mẹ đang cho con bú.

Hãy chú ý xem bé thích và không thích loại thức ăn nào
Sự thật là thức ăn bạn nạp vào trong thai kì và giai đoạn tiết sữa sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của sữa, sức khỏe của bé. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng gây hại cho bé.
Khi nào không nên ăn món ăn nồng?
Cơ thể người là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều bộ phận, và mỗi cơ thể đều có sự khác nhau. Bạn nên kiểm tra xem bé hợp với loại thực phẩm nào và gắn bó với chúng suốt thời gian cho bé bú. Mẹ nên nạp cho mình nhiều rau xanh và trái cây tươi, chúng giúp sữa xủa bạn nhiều chất dinh dưỡng và tươi hơn. Hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp, có chứa chất phụ gia hay bảo quản.
Nếu gần đây bạn ăn nhiều thực phẩm đậm gia vị mà muốn kiểm tra sự thích ứng của bé nhà mình như thế nào,thì càn chú ý một số điều sau :

  • Bé hay gây gộ nhặng xị và khó chịu trong thời gian bú sữa mẹ.
  • Bé bắt đầu khóc khi bú sữa mẹ.
  • Bé vùng vẫy,không chịu ngậm vú.
Nếu bé yêu nhà bạn đặc biệt phản ứng với món ăn nào trong thời gian cho bú thì mẹ nên chú ý và hạn chế dùng thức ăn đó.

Mẹ ăn gia vị khi nào nên?
Có lẽ bạn không xa lạ gì với mùi vị cũng như đặc tính đào thải cholesterol ấn tượng của tỏi, nhưng hóa ra gia vị này còn có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ. Một nghiên cứu thực hiện trên những phụ nữ đang cho con bú cho thấy việc các bà mẹ ăn tỏi trong giai đoạn tiết sữa có thể thúc đẩy trẻ thèm ăn hơn.Khi sữa có mùi tỏi, bé có khuynh hướng bú mẹ lâu hơn.
Ở nhiều nước như Thái Lan, Mexico, Ấn Độ và Trung Quốc, gia vị và ớt là thành phần quen thuộc trong khâu chuẩn bị thức ăn hàng ngày, và các bà mẹ nơi đây thường không cần thay đổi chế độ ăn uống của mình trong thời kỳ cho con bú.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Nỗi khổ của phụ nữ sau sinh

Bên cạnh điều hạnh phúc vô bờ bến là bé yêu của bạn chào đời, thì người mẹ phải chịu biết bao nỗi khổ khó nói. Ngoài việc toàn thân chảy xệ, bụng ngấn mỡ, vùng kín khác thường, còn rất nhiều dấu hiệu khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo.

Phụ nữ sau sinh thường bị xồ ra
1.“Vùng kín” giãn đến mức không thể sử dụng tampon

Đối với nhiều người, cảnh tượng băng vệ sinh tampon rớt ra ngoài trong thời kỳ “đèn đỏ” thật sự khủng khiếp. Đáng sợ hơn, đây không phải hiện tượng hiếm thấy trong vài tháng đầu tiên có kinh nguyệt trở lại sau sinh em bé. “Đây chỉ là hệ quả của việc âm đạo bị kéo giãn sau khi sinh con”, Alyssa Dweck – bác sĩ phụ khoa ở New York (Mỹ) - cho hay. May mắn thay, hầu như kích thước “vùng kín” của phụ nữ nào đã trở về bình thường sau vài tháng.

2.Lúc nào cũng cảm thấy khó chịu và đau đớn

Đáy quần con của bạn sẽ ở trong tình trạng là một “mớ hỗn độn”. Phụ nữ sau sinh có thể sẽ cảm nhận được cảm giác sưng tấy, khô rát, cảm giác được cả vết khâu đang căng “như muốn bục chỉ” sau mỗi lần vận động dù đã cố gắng nhẹ nhàng. Có rất nhiều cách để giúp bạn giảm đau như vừa đi tiểu vừa dội nước, chườm đá, tắm trong thư thế đứng…

3.Dễ rò rỉ nước tiểu

Cơ sàn chậu bị căng và chùng đột ngột nên sau sinh sẽ bị đơ, khiến nhiều bà mẹ dễ đi tiểu mỗi lúc hắt hơi, ho, nâng tạ hoặc làm một số hoạt động gây áp lực lên vùng này. Theo thời gian, nếu áp dụng các bài tập thể dục như Kegel, yoga…, vấn đề này sẽ dứt điểm.
Có thể bạn chưa biết : tắm nắng đúng cách cho trẻ sơ sinh

4.Rụng tóc dữ dội

Do nồng độ hormone thay đổi thất thường sau sinh, nhiều bà mẹ phải đối phó với việc rụng tóc quá mức. Bác sĩ Dweck cho biết: “Hiện tượng này xảy ra vào khoảng tháng thứ 7 sau sinh và có thể khá tệ hại. Thông thường, việc rụng tóc chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó tóc sẽ mọc lại với số lượng ban đầu”.

5.Việc cho con bú gặp khó khăn

Việc cho con bú không hề dễ dàng như bạn tưởng, đặc biệt với những người làm mẹ lần đầu. Việc bế con đúng tư thế, cùng với việc ngậm, nắm bắt núm vú mẹ với bạn cũng sẽ rất gượng gạo khó khăn. Chưa kể, bạn sẽ phải đối diện với những sự cố như tắc tia sữa, đầu núm ti bị tụt, sữa chưa về gây đau đớn.
Tham khảo : lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh mùa hè, tư thế cho bé bú đúng cách

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh mùa hè

Tắm cho trẻ sơ sinh thế nào luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bà mẹ. Tuy đơn giản mà không hề dễ chút nào. Nếu tắm không đúng cách bé có thể bị dị ứng hoặc một số bệnh viêm nhiễm khác. Bài viết này chúng tôi giới thiệu tới chị em cách tắm cho bé vào mùa hè. Mong rằng khi đọc xong bài này chị em sẽ có phương pháp tốt nhất để tắm cho bé yêu nhà mình vào mùa hè.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn trong mùa hè

1.Thời điểm tắm cho bé

Mùa hè nhiệt độ cao nên mẹ có thể tắm cho bé hàng ngày. Tuy vậy vẫn nên lưu ý giờ tắm cho bé, 10-11h trưa và 3-4h chiều là hợp lí. Tắm cho bé trong phòng kín,hạn chế gió vào vì bé có thể bị lạnh.

2.Chuẩn bị

  • Chậu tăm
  • Khăn tắm
  • Khăn mặt
  • Chậu rửa mặt
  • Xà bông tắm
  • Sữa tắm và dầu gội
  • Tã lót
  • Quần áo khi bé tắm xong
3.Cách tắm


Bước 1: Đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để tránh cho bé bị trượt.
Bước 2: Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước lạnh vào sau.
Bước 3: Bắt đầu rửa mặt trước bằng cách lấy một miếng bong sạch lau từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bong làm sạch vành tai. Tuyệt đối không cho vào trong tai bé.
Bước 4: Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.
Bước 5: Vệ sinh phần bụng. Khi bé lớn dần lên, chân tay cũng to ra, vì vậy, chú ý làm sạch những nếp gấp. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng. Lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.
Bước 6: Gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu, sau đó, đặt bé vào khăn, quấn lại để giữ ấm cho bé. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay. 
Bước 7: Nhẹ nhàng thấm khô người bé. Lau khô kẽ ngón tay và chân

4.Lưu ý khi tắm 

Nếu bé chưa rụng rốn thì bạn nên dùng khăn ướt và lau các bộ phận đầu, chân,tay cho bé, tránh không được nước làm ướt rốn bé. Nếu bé đã cắt rốn bạn có thể xoa sữa tắm lên người bé và kì cọ nhẹ nhàng. Buổi chiều tầm 4h bạn nên cho trẻ ra ngoài tắm nắng, tắm nắng đúng cách cho trẻ sơ sinh, giúp bé tăng hệ miễn dịch và có khung xương chắc khỏe

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông

Do sức đề kháng chưa được hoàn thiện nên những bé sinh ra vào mùa đông thường mắc những bệnh như cảm lạnh, viêm phổi. Bảo vệ và chăm sóc con như thế nào trong mùa lạnh luôn là vấn đề nóng hổi được các mẹ bầu quan tâm. Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Mùa đông các mẹ phải chú ý giữ ấm cho trẻ
1.Vấn đề đầu tiên luôn là giữ ấm cho trẻ
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, việc giữ ấm rất quan trọng. Bởi khả năng điều hòa thân nhiệt các bé rất kém,các bé không thể tự tăng nhiệt để giữ ấm cho cơ thể. Hãy chú ý phần đầu bé,vì đây là phần dễ mất nhiệt nhất. Mẹ có thể mặc áo ấm.đeo bao tay,bao chân cho bé. Không nên mặc áo quá dày, bé có thể nóng và ra mồ hôi, nếu không được lau khô mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong khiến bé bị lạnh.
2.Giữ da bé luôn khô thoáng
Trong mùa đông, da trẻ thường rất khô. Để làn da bé không bị khô và phát ban, phải luôn giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ. Thay tã liên tục cho trẻ. Dùng phấn rôm trên bộ phận sinh dục và lưng để ngăn ngừa phát ban. Ngoài ra, quần áo ướt có thể gia tăng nguy cơ cảm lạnh và sốt.
3.Tắm cho bé như thế nào
Hãy dùng nước ấm cho bé,chuẩn bị quần áo khăn đầy đủ trước khi tắm. Chỉ nên tắm cho bé 5-7p và 1 đến 2 lần một tuần,chú ý đóng hết cửa sổ khi tắm cho bé nhé! Đặc biệt nên chú ý kỹ những vùng da có nhiều nếp gấp như phần cổ, nách, bẹn, mông của bé. Khi vệ sinh bộ phận sinh dục, nên vệ sinh từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn tấn công “vùng kín” của bé.
4.Dưỡng môi cho bé
Môi bị nứt nẻ và khô không chỉ là vấn đề của người lớn. Ngay cả trẻ sơ sinh và các em bé nhỏ cũng bị triệu chứng này. Chăm sóc làn da của bé trong mùa đông bằng cách giữ ấm và dưỡng ẩm. Dùng son dưỡng hoặc dầu trẻ em thoa lên môi để môi bé được mềm.
5.Tăng sức đề kháng cho bé
Có 2 cách tăng sức đề kháng cho bé 

  • Sữa mẹ tốt,chất lượng là nguồn dinh dưỡng đầu tiên giúp bé tăng sức đề kháng.Mẹ nên cho bé bú ít nhất 6 tháng đầu.Ngoài ra việc mẹ bế bé nhiều hơn cũng giúp bé sưởi ấm rất nhiều.
  • Cho bé tắm nắng,cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh rất quan trọng,nó giúp bé hấp thụ tốt hơn vitamin D hỗ trợ xương chắc khỏe.Mẹ nên cho bé tắm nắng lúc 4 hoặc 5h chiều.


Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Nguyên tắc vàng trong dinh dưỡng với bà bầu

  Dinh dưỡng cân đối và ăn uống điều độ hợp lí là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Những phụ nữ ăn tốt và tăng cân hợp lí sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Để giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn nguyên tắc vàng trong dinh dưỡng cho bà bầu, bài viết này chúng tôi sẽ mang tới những thông tin cụ thể chính xác nhất.
Có thể bạn nên biết :


Dinh dưỡng cần cho sự phát triển toàn diện của bé ngay từ khi trong bụng mẹ

1.Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

  Hầu như tất cả phụ nữ mang thai đều cần thêm chất đạm, vitamin, khoáng chất như axit folic và sắt, cùng nhiều calorie để cung cấp năng lượng. Nếu trước đây bạn duy trì một chế độ ăn nghèo nàn, nên chuyển ngay sang bữa ăn giàu dinh dưỡng. Đó là cách tốt nhất bạn có thể làm vì sức khỏe của con bạn.

  Tuy nhiên, ăn tốt hơn không có nghĩa là ăn nhiều. Nếu bắt đầu tăng cân, bạn không cần thêm calorie trong 3 tháng đầu. 3 tháng sau cần thêm khoảng 300 calories một ngày. Khoảng 450 calories một ngày cho 3 tháng cuối. Nếu bị dư cân hoặc nhẹ cân, bạn sẽ cần thêm hoặc ít hơn thế này. Bạn có thể cân đối dựa theo trọng lượng mong muốn.

2.Tránh ăn những thực phẩm có hại

  Khi mang thai bạn nên tránh ăn hải sản sống, sữa chưa tiệt trùng,phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng, đặc biệt là các loại hoa quả hay thức ăn sống, chưa qua chế biến.

  Đối với các thức uống có chứa caffein, bạn buộc phải cân nhắc để cắt hạn chế hoặc tạm ngưng các loại thức uống này. Đặc biệt, nếu gặp bất kỳ điều gì bất thường khi sử dụng những chất này trong ba tháng đầu tiên, bạn cần ngưng dùng ngay. Trong trường hợp thèm quá, bạn bắt buộc cố gắng hạn chế dần lượng sử dụng để tránh những tác dụng phụ như đau đầu. Caffein không chỉ có trong caffe mà nó còn tiềm ẩn trong trà, nước giải khát có ga và socola nữa, các loại nước ngọt, các mẹ cũng cần chú ý nha!

3.Không ăn kiêng khi mang thai

  Sai lầm lớn nhất của chị em phụ nữ là khi mang thai thấy mình tăng cân quá nhanh liền sử dụng các biện pháp giảm cân. Không được phép làm như vậy. Bạn nên có một chế độ ăn hợp lí và tăng ở mức cân theo lời khuyên các bác sĩ. Việc ăn kiêng se dẫn tới cơ thể không đủ dưỡng chất để cung cấp cho bé.

4.Ăn sau mỗi 4 tiếng

  Theo các nhà khoa học thì đó là thời gian hợp lí để cơ thể tiếp tục nạp năng lượng. Bạn nên nhớ bạn không chỉ ăn cho một người. Nếu buồn nôn hoặc không thích một loại thức ăn nào đó,bạn nên ăn vặt nhiều.Bạn có thể ăn 5,6 bữa một ngày,mỗi bữa chỉ 1/3 khẩu phần ăn,miễn sao bạn ăn được.

5.Các thực phẩm nên tránh khi mang thai:

  Hãy tránh xa các loại hải sản sống (chẳng hạn như món gỏi hàu hoặc sushi cuộn gỏi cá hồi), hoặc các loại phô mai mềm, pate, các loại thịt muối, không dùng nhiệt. Tất cả các loại thực phẩm kể trên đều có thể chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi.

  Một vài loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao, một kim loại được cho là gây hại cho não của thai nhi và trẻ nhỏ, như cá mập, cá kiếm, cá thu to, cá vược, cá sushi. Khi ăn cá thai phụ cần nhớ lựa chọn loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân thấp hoặc không chứa thủy ngân ( như cá chỉ vàng, cá trích, cá đuối, cá bơn, cá hồi, cá trê) để đảm bảo không đi ngược lại lợi ích của việc ăn cá. 300g/tuần, tương đương với 2 khẩu phần.

  Ngoài ra, các loại cốc-tai cũng nên tạm dừng. Uống rượu trong khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thể lực, trí tuệ và rối loạn cảm xúc ở trẻ nhỏ.

 
ghế sofa nỉ | sofa nỉ |