Trang

Slider Code Enter Here

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Khi nào thai phụ nên tránh "yêu"?

Trong phần lớn trường hợp, không có gì là nguy hiểm khi ‘yêu’ lúc mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn có vài dấu hiệu nguy hiểm thì nên tránh yêu để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

Bào thai được bảo vệ cực kỳ tốt bởi nước ối và các cơ tử cung của mẹ. Cổ tử cung còn giúp bào thai tránh khỏi nhiễm khuẩn do có các màng nhầy. Nếu bạn rơi vào một trong số những trường hợp dưới đây, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để thay đổi lịch “quan hệ” hoặc thậm chí, phải kiêng hoàn toàn:

- Nhau thai bám trước.

- Ra máu hoặc tiết dịch âm đạo không rõ nguyên nhân.

- Chuột rút bất thường.

- Cổ tử cung bất thường.



Trường hợp có tiền sử sảy thai, sinh non bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ về lịch sinh hoạt vợ chồng. (Ảnh minh họa)

- Tử cung giãn.

- Vỡ màng, rỉ ối.

- Bạn (hoặc chồng của bạn) mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Trường hợp có tiền sử sảy thai, sinh non bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ về lịch sinh hoạt vợ chồng.

- Nếu bị đau, ra máu trong (hoặc sau khi) “giao ban”, bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ của bạn biết..


Iot rất cần cho phụ nữ mang thai




Iot là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần không thể thiếu giúp tổng hợp nên các hoocmon giúp cơ thể tồn tại và phát triển. Nếu thiếu sẽ iot gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, thiếu iot không chỉ ảnh hưởng tới cơ thể thai phụ mà còn ảnh hưởng tới cả thai nhi. 



Vì sao phụ nữ mang thai rất cần iot?
Bộ phận trước cổ có một tổ chức nội tiết giống như hình con bướm gọi là tuyến giáp trạng. Các chất trong tuyến giáp trạng chính được phân tiết không ngừng, từ đó nó có công năng thúc đẩy sự thay thế, chuyển hóa và sinh trưởng, phát dục trong cơ thể con người. Nếu trong thức ăn thiếu dài ngày chất iot sẽ dẫn tới sự phân tiết các chất trong tuyến giáp trạng không đủ, do đó tuyến giáp trạng sẽ dần dần sưng to, làm cho cổ to ra mà người ta thường gọi là “ bệnh biếu cổ”..

Nếu người đang mang thai thiếu iot sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát dục của thai nhi.

Ở thời kỳ phôi thai phát dục, tuyến giáp trạng có tác dụng quan trọng đối với sự phát dục của tế bào não và tế bào thần kinh. Iot cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát dục của tổ chức não và thần kinh của thai nhi, nhất là lúc phôi thai đang ở giai đoạn từ 3- 5 tháng, sự phân hóa của tổ chức thần kinh rất mạnh.

Trong giai đoạn này mà ngườ mẹ thiếu iot sẽ làm cho tuyến giáp trạng của thai nhi phát triển không đầy đủ dẫn đến chức năng tuyến giáp trạng giảm sút gây ra các hiện tượng như tuyến giáp trạng phù, thai lưu, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, câm điếc,… Ngoài ra còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí lực, sau này ra đời sẽ đần độn .

Bổ xung iot như thế nào?
Lượng nhu cầu về iot mỗi ngày của cơ thể mỗi người bình thường chỉ là từ 100-200 microgram. Đối với người đang mang thai thì phải cần dùng nhiều hơn. Nguồn gôc iot mà cơ thể cần dùng chủ yếu là từ trong các thức ăn, uống hàng ngày.

Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều các thực phẩm có hàm lượng iot cao có nhiều trong đồ biển như muối biển, hải đới, rau tảo cao, sứa, ngao sò, sữa chua, trứng… trong đó hàm lượng iot trong hải đới là cao nhất. Mỗi kg hải đới có chứa từ 1000-2000 mg(loại khô), giá cả lại rất rẻ, ăn rất tiện lợi.

Nếu phụ nữ có thai mà thường xuyên ăn hải đới, rau tảo cao thì có thể phòng tránh được tình trạng thiếu iot có lợi cho sự phát dục, sinh trưởng của thai nhi và phòng tránh chứng bệnh đần độn bẩm sinh.


Theo dõi lịch khám thai, tiêm phòng cho thai phụ




Lịch khám thai tiêm phòng cho sản phụ



Nên bắt đầu từ 3 tháng trước khi dự kiến có thai. Ví dụ nếu bạn định có thai vào tháng 10 dương lịch thì nên đi khám từ tháng 7. Lưu ý những thời gian và nội dung sau:

Lần 1: Tháng 7
Khám phụ khoa (bao gồm siêu âm phần phụ)
Xét nghiệm máu, thử nước tiểu
Kiểm tra nội tiết
Siêu âm trứng
Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Lần 2,3: Tháng 8,9

Theo dõi nội tiết
Siêu âm trứng
Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Số lần đi khám trước khi có thai phụ thuộc vào thời gian thụ thai.

Sau khi thấy chậm kinh từ 1 tuần đến 10 ngày bạn phải bắt đầu đi khám.
Lần 1: Tuần thứ 5
- Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 2: Tuần thứ 8
- Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 3: Tuần thứ 12
- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 4: Tuần thứ 16
- Siêu âm 2D
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Xét nghiệm máu (Tripple test)
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống canxi, sắt và magie B6
- Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)

Lần 5: Tuần thứ 20
- Siêu âm 2D
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
- Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 6: Tuần thứ 22
- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 7: Tuần thứ 26
- Siêu âm 2D
- Khám thai, kiểm tra nội tiết
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
- Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
- Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)

Lần 8: Tuần thứ 30
- Xét nghiệm máu, thử tiểu
- Làm thủ tục đăng ký đẻ
- Tiêm phòng uốn ván (AT1)
- Khám thai, siêu âm 2D
- Uống vi chất dinh dưỡng
- Uống canxi, sắt
- Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

Lần 9: Tuần thứ 32
- Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
- Khám thai
- Thử tiểu
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 10: Tuần thứ 34
- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Tiêm phòng uốn ván (AT2)
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 11: Tuần thứ 36
- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 12: Tuần thứ 38
- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 13: Tuần thứ 39
- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 14: Tuần thứ 40
- Khám thai, thử tiểu, siêu âm
- Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Tiêm phòng
Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ em đã cần tiêm chủng vacxin phòng bệnh và lịch tiêm chủng được hoàn tất trước khi trẻ trưởng thành. Nếu một người phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ đã được tiêm chủng đủ loại vacxin phòng bệnh thì khi có thai họ không cần phải tiêm chủng phòng bệnh nữa. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bạn vẫn cần phải tiêm chủng một số loại vacxin để phòng ngừa các tai biến nghiêm trọng cho cả mẹ và con.

Mẹ cần tiêm phòng những bệnh gì?
Rubella
Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rubella. Ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng không nên thờ ơ với bệnh này.

Trước khi tiêm phòng Rubella, bạn cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa, có thể làm xét nghiệm và cần sự tư vấn của bác sỹ.

Viêm gan B
Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này rất dễ tới bệnh ung thư gan.

Thủy đậu
Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé.

Uốn ván
Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với em bé.

Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ
Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao. Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1. Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.

Tiêm phòng cúm
Bạn cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bà bầu nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Văcxin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 – giai đoạn cúm bùng phát mạnh.

Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở.

Yeutre.net


Hỏng thai có dễ bị hỏng tiếp?



Khó khăn lớn nhất với nhiều phụ nữ đã từng sẩy thai một lần là quyết định nên có thai trở lại vào lúc nào để tránh nguy cơ sẩy thai lần nữa. Điều may mắn là sau lần đầu sẩy thai thì nguy cơ tái diễn hỏng thai cũng không cao hơn nhưng tùy thuộc vào kiểu hỏng thai lần đầu như thế nào.

Cụ thể: Nếu sẩy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ thì không thuộc loại tái diễn. Cơ may có thai bình thường lần sau cũng gần giống như khi chưa sẩy, mặc dù luôn có một số nguy cơ nhưng không nên cho rằng nguy cơ sẽ cao hơn so với những phụ nữ cùng lứa tuổi khác.

Hỏng thai vào 3 tháng giữa hay thai chết: Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tiền sử hỏng thai vào giai đoạn này có nguy cơ trung bình bị sẩy thai tái diễn hay đẻ non cao hơn. Điều này không hàm ý rằng cần phải lo ngại nếu có thai trở lại, cho dù có thai cũng không sao. Chỉ có điều cần giữ liên lạc với thầy thuốc và được theo dõi ở giai đoạn mang thai để đề phòng biến chứng.

Chửa ngoài tử cung: Nếu lần đầu hỏng thai là do chửa ngoài tử cung thì có 10%-20% khả năng lại gặp sự cố chửa ngoài tử cung (so với tỉ lệ 1% ở người chưa bao giờ chửa ngoài tử cung). Với những người này, cần gặp thầy thuốc sớm ngay khi mới bắt đầu có thai và dù xác nhận đã có thai thì nguy cơ sẩy thai cũng không cao hơn các phụ nữ bình thường khác.

Nếu lại sẩy thai lần thứ hai: Điều đáng buồn là diễn biến sẽ không luôn tốt đẹp cho lần sau, có một tỉ lệ nhỏ phụ nữ sẽ tiếp tục sẩy thai một hay nhiều lần sau đó. Cuối cùng vẫn có thể thai nghén nhưng nên gặp thầy thuốc để xem có cần làm các xét nghiệm nhằm tìm nguyên nhân sẩy thai tái diễn trước khi quyết định có thai trở lại


Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Khi nào phụ nữ lên kiêng chuyện ấy




“Chuyện ấy” luôn cần thiết và là gia vị không thể thiếu cho đời sống vợ chồng được mặn nồng, hạnh phúc, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng sẵn sàng vào cuôc. Có những lúc bạn phải “ kiêng yêu” vì sức khỏe của cả hai vợ chồng cũng như để duy trì đời sống tình dục lành mạnh. 


Sau đây là một số trường hợp phụ nữ cần lưu ý nên kiêng “chuyện ấy”:
1. Thời kỳ kinh nguyệt
Trong những ngày bạn bị đèn đỏ, màng trong tử cung có vết thương, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, sinh hoạt tình dục rất dễ bị viêm nhiễm, thậm chí gây các bệnh phụ khoa phức tạp như rối loạn kinh nguyệt, nước ối không sạch… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì vậy tốt nhất là phụ nữ nên kiêng không quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt.
2. Viêm nhiễm âm đạo
Viêm nhiễm âm đạo là bệnh do vi trùng, nấm… thường khiến âm đạo có triệu chững ngứa, đỏ tấy và đau rát. Lúc này các vi khuẩn nấm rất dễ lây lan, nếu có dùng bao cao su thì cũng chỉ cần một phần tiếp xúc nhỏ, không đáng kể cũng có thể gây ra lây nhiễm. Để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 vợ chồng bạn không nên quan hệ tình dục trong thời gian này. Và chỉ làm chuyện ấy khi viêm nhiễm đã được chữa trị khỏi hẳn.

3. Bàng quang có vấn đề
Trong trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu bạn cần phải tránh quan hệ tình dục vì việc cọ xát trong khi làm chuyện ấy không chỉ gây cảm giác đau rát, kích thích bàng quang mà còn lây lan sự nhiễm trùng cho “ đối tác”. Hãy kiêng đến khi nào bạn trị được hẳn căn bệnh này .
4. Sau khi phá thai và sinh nở
Sau khi phá thai (sẩy thai) hay vừa sinh nở, cổ tử cung cũng như âm đạo của bạn đang bị tổn thương cần thời gian để hồi phục. Nếu quan hệ sớm lúc này, phụ nữ rất dễ có nguy cơ nhiếm trùng nặng. Đặc biệt là quan hệ sớm sau sinh còn có thể dẫn đến tắc mạch do khí và có thể gây biến chứng dẫn đến tử vong.
Do đó các bác sỹ khuyên ít nhất 4- 8 tuần tùy vào sự hồi phục của mỗi người sau khi sinh mới nên quan hệ tình dục trở lại.
Trong thời gian cần kiêng cữ, nếu ham muốn của vợ chồng bạn quá cao thì chỉ nên có những hành động tình cảm âu yếm bên ngoài để giải tỏa tinh thần cho cả hai...
Click me:Khi nào phụ nữ nên kiêng chuyện ấy? - Sẵn sàng về thể chất - mangthai.vn.

Nguy hiểm khi thai phụ nằm nhiều




Cảm thấy mệt mỏi nên người phụ nữ trong thời kỳ bầu bí thường phàn nàn vì việc mang trên mình hai thực thể. Vì vậy, rất nhiều người trong số họ đã thường xuyên muốn nằm nghỉ trên giường.
Nhưng nghiên cứu mới được nhóm y tá thực hiện tiết lộ rằng nghỉ ngơi quá nhiều và quá thường xuyên nằm xuống hóa ra có tác động tiêu cực đối với phụ nữ có thai. 


Judith Maloni, giáo sư Trường Điều dưỡng Payne Frances Bolton thuộc trường đại học Case Western Reserve cho biết: một nghiên cứu toàn diện được tiến hành dựa trên 70 nghiên cứu khác chỉ ra các bằng chứng cho thấy nghỉ ngơi quá nhiều không hẳn là tốt cho các bà mẹ và em bé.

Nghỉ ngơi quá nhiều đối với người mang thai có nguy cơ gây ra các cơn co thắt sớm và các vấn đề mang thai khác như huyết áp cao, các cục máu đông hay chảy máu, có thể trải qua hiện tượng đó trong vòng vài ngày hoặc vài tháng, thậm chí lớn hơn là dẫn đến hiện tượng teo cơ” - Maloni nói theo trích dẫn của tờ Times of India.

Không chỉ vậy, nếu các bà mẹ tương lai ít vận động và hoạt động giải trí ít hơn so với nghỉ ngơi trên giường trong khoảng thời gian 24 giờ trong ngày, cũng có nguy cơ bị bệnh trầm cảm, và điều này gây lo ngại có thể dẫn đến các cơn co thắt sớm dẫn đến sinh non.

Theo VTC

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

các danh mục khám trước khi mang thai




Mang trong mình nhiều căn bệnh như viêm nhiễm phụ khoa hay mắc các bệnh lý như dị dạng tử cung, bị bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp… nhưng những người phụ nữ này không hề biết và họ cứ thế mang bầu, sinh con.

Kết quả là tình trạng sẩy thai diễn ra liên tiếp và nhiều thai nhi mắc dị tật khiến cho các sản phụ phải phá bỏ. Thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản và chủ quan không khám sức khỏe trước khi mang thai đã khiến cho các chị em phải trở thành các bà mẹ …hụt nhiều lần.

Nhiều lần làm mẹ …hụt

Lấy chồng bốn năm nhưng có đến ba lần chị Minh (Long Biên, Hà Nội) bị sẩy thai. Cưới được ba tháng, chị có tin vui nhưng chỉ được 16 tuần thì vỡ ối, đến bệnh viện không kịp. 6 tháng sau, chị tiếp tục mang thai. Lần này chị Minh quyết định nghỉ làm ở nhà nghỉ ngơi, đi lại rón rén, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cái thai cũng chỉ giữ được đến tuần 24. Đau đớn, buồn bã, vợ chồng chị quyết định đi khám để tìm nguyên nhân. Kết quả thăm khám và xét nghiệm cho thấy chức năng sinh sản của cả hai vợ chồng đều bình thường, chỉ có điều cổ tử cung của chị Minh hơi thấp, và bác sĩ đã khắc phục bằng cách khâu vòng cổ tử cung cho chị. Lần mang thai thứ ba, chị Minh quyết định khăn gói lên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội an dưỡng và được bác sĩ theo dõi ngay từ những ngày đầu thụ thai, nhưng cũng chỉ giữ được đến 30 tuần thì vỡ ối. Bác sĩ cố mổ sinh non với hy vọng cứu được em bé nhưng thất bại. 

Cũng giống như chị Minh, chị Hương (Khâm Thiên, Hà Nội) cũng gặp phải những rắc rối về vấn đề sinh con do căn bệnh tim di truyền. Lấy chồng được 3 tháng, chị Hương có tin vui, cả gia đình ai cũng mừng. Thế rồi một lần đi khám thai định kỳ, bác sỹ phát hiện ra đứa con trong bụng chị Hương mắc dị tật tim bẩm sinh nặng. Khi bác sỹ hỏi chị và gia đình nhà chồng có ai mắc bệnh dị tật về tim không thì chị chỉ biết lắc đầu, vì gia đình chồng thì chị không nắm rõ, còn bản thân thì trước khi mang bầu chị không đi kiểm tra sức khỏe nên không biết mình có mắc bệnh về tim hay không, chị chỉ biết rằng có đôi lúc chị bị tức ngực, khó thở mà thôi. Quyết định giữ hay bỏ thai lúc này phải cần đến ý kiến của hội đồng chuyên môn. Chị Hương đã khóc rất nhiều. Chị kể: Tôi đã đi siêu âm rất nhiều lần, nhưng không lần nào bác sĩ nói con tôi bị dị tật tim. Tôi đã rất yên tâm, không ngờ gần đến ngày con sắp chào đời mới biết con bị như vậy...

Nhiều phụ nữ mong mãi mới có thai, nhưng lại bị sẩy thai liên tiếp hay lại phát hiện thai có dị dạng, đành phải ngậm ngùi "bỏ con". Đó là tình trạng đau buồn hiện nay. Và đó cũng chính là hệ quả đau lòng của việc không chuẩn bị sức khỏe tốt cũng như các biện pháp phòng ngừa kịp thời các căn bệnh di truyền trước khi quyết định có thai.

Cần khám sức khỏe trước khi mang thai

Về nguyên nhân của tình trạng sẩy thai liên tiếp và thai dị dạng, Bác sỹ Ngô Thị Đức Hạnh – Chuyên khoa Sản Phòng khám Medelab cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng sẩy thai liên tiếp ở phụ nữ. Hay gặp nhất vẫn là phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa nhưng lại không được điều trị triệt để khiến tử cung bị nhiễm khuẩn, trứng không thể làm tổ được. Hoặc người mẹ bị nhiễm khuẩn toàn thân nặng (do bị rubella) khi mang thai, lây nhiễm cho bào thai và bị sẩy.

Nhóm nguyên nhân thứ hai là người mẹ mắc các bệnh lý như dị dạng tử cung (tử cung một sừng, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn nên không thể chứa được thai nhi), bị bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp, lạc nội mạc tử cung khiến thai bị sẩy. Hoặc có thể do nội tiết, người mẹ không sản xuất đủ progesterone nuôi dưỡng thai. Ngoài ra, cũng có nguyên nhân từ người chồng như cấu trúc, hình thái tinh trùng bị dị dạng, đầu bé khiến thai khó giữ.

Các bác sĩ khuyến cáo, trước khi lập gia đình, chị em nên đi khám sức khoẻ để được chẩn đoán và theo dõi ngay trước khi có thai. Đối với những phụ nữ đã có tiền sử sẩy thai, nên tránh lao động nặng, tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu, bia, cần thoải mái về mặt tinh thần, không nên buồn chán hay tạo áp lực tâm lý. Thời gian tối thiểu để mang thai lại sau sẩy thai là 6 tháng để cơ quan sinh sản hồi phục. Đây cũng chính là thời điểm để người mẹ đi kiểm tra sâu để có những tư vấn chính xác và kịp thời nhất, tìm ra nguyên nhân sẩy thai.Để giúp các bà mẹ chuẩn bị tốt nhất cho tương lai của bé yêu các bạn nên đi khám sức khỏe trước khi mang thai bao gồm các danh mục sau:
No Danh mục khám và xét nghiệm 
(Service Items)
1 Khám lâm sàng
2 Xét nghiệm công thức máu 24 thông số
4 Xác định nhóm máu hệ ABO
5 Xác định nhóm máu hệ Rh
6 Xét nghiệm đường máu
7 Xét nghiệm viêm gan B ( HBsAg)
8 Xét nghiệm viêm gan C (HCV)
9 Xét nghiệm HIV
10 Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số 
11 Xét nghiệm chức năng Thận: Urea- Creatinine
12 Xét nghiệm chức năng Gan tổng hợp: SGOT, SGPT
13 Siêu âm ổ bụng tổng quát 2D
14 Soi cổ tử cung
15 Siêu âm tuyến vú
16 Xét nghiệm dịch âm đạo
17 Điện tim đồ 
18 Đo loãng xương
19 Nội tiết tố tuyến giáp. 

Khác biệt giữa siêu âm 3D và 4D




Được ngắm hình ảnh con mình trên siêu âm là niềm vui của hầu hết cha mẹ. Công nghệ hiện đại ngày nay cho phép bạn thấy chi tiết chuyển động của thai nhi tốt hơn bao giờ hết. Siêu âm 3D hay 4D vì thế, không còn trở nên quá xa lạ.
Siêu âm 3D

Siêu âm 3D sử dụng cùng một nguyên tắc như siêu âm 2D. Sự khác biệt là các sóng âm thanh được phát ra từ mọi góc độ. Khi chúng bị trả lại cho các đầu dò, hình ảnh trên màn hình là hình ảnh 3 chiều. Hình ảnh này cho phép thấy chiều sâu và chi tiết hơn.

Siêu âm 4D

Siêu âm 4D sử dụng công nghệ của siêu âm 3D nhưng có thể cho phép nhìn thấy các chuyển động. Đây được xem là những clip ngắn nói chung và có thể hiển thị một nhịp tim hay cái ngáp của em bé.

Điểm giống nhau

Siêu âm 3D / 4D có thể phát hiện những bất thường thai nhi không được nhìn thấy trong siêu âm 2D truyền thống. Sứt môi hoặc dị tật ở chân có thể được chẩn đoán trước khi bé chào đời. Siêu âm 4D còn giúp chẩn đoán những bất thường ở tim.
Theo mevabe


 
ghế sofa nỉ | sofa nỉ |